Bất ngờ loại rau là ‘vũ khí’ chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam

Ở một số nước, cây tầm bóp trở thành “vũ khí” chống ung thư và bệnh tiểu đường, có khả năng kháng viêm, tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh.

Tầm bóp vốn là cây mọc dại ven đường bãi hoang, đặc biệt tỉnh miền núi. Thân cây tầm bóp thường có dạng uốn lượn, lá bầu dục mọc đối xứng và trên cây, quả tròn mọng. Lúc non, quả thường màu xanh, nhưng khi chín, chúng sẽ có màu đỏ và luôn bị bao bọc bởi một tấm lá lớn giống như cái túi, như một lớp vỏ bảo vệ.

Hiện nay, rau tầm bóp được nhiều người sử dụng, nhiều nhà hàng cũng đưa tầm bóp vào thực đơn món ăn rau rừng. Ở một số nước, tầm bóp, quả tầm bóp trở thành “vũ khí” chống ung thư và bệnh tiểu đường.

Bất ngờ loại rau là 'vũ khí' chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam - 1

Ảnh minh họa

Theo Đông y, tầm bóp được liệt vào loại cây thuốc quý, không bị tác động bởi sâu bệnh nên hầu như không bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật. Lá tầm bóp có tính mát và vị hơi đắng, có thể được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh như cảm sốt, ho khan, ho có đờm, sưng đau yết hầu, nấc, nôn mửa, nhiệt độ cao, đái tháo đường, đinh độc, rối loạn tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác.

Theo nhiều nghiên cứu, trong cây tầm bóp có chứa nước, đạm, đường, béo, chất xơ, khoáng chất cùng các thành phần hoạt chất bao gồm axit phenolic, flavonoid, vitamin C, vitamin A, alkaloid và steroid… có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, chống viêm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh scorbut, ổn định đường huyết…

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Mỹ đã cho thấy rau tầm bóp có chứa chất chống ung thư và khả năng kháng viêm tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh mẽ.

4 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau tầm bóp

Bất ngờ loại rau là 'vũ khí' chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam - 2

Giúp phòng bệnh tim mạch, giảm cholesterol 

Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C và axit phenolic, Phytosterol giúp loại bỏ các gốc tự do làm giảm cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh được các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Khoa học đã tìm ra nhiều chất chống oxy hóa từ flavonoid có trong cây tầm bóp, cùng với sự có mặt của vitamin C, beta-caroten sẽ có lợi trong điều trị một số bệnh ung thư, nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng,…

Giúp hạ sốt, giảm viêm

Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Không phải không có lý do mà dân gian dùng tầm bóp để điều trị bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học đã khám phá ra vai trò ổn định đường huyết của Physalis angulata và đây sẽ là tiềm năng trong tương lai về việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Bất ngờ loại rau là 'vũ khí' chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam - 3

Ảnh minh họa

5 lưu ý cần tránh khi sử dụng cây tầm bóp

– Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.

– Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,… cần dừng lại ngay.

– Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.

– Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.

– Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Author

Write A Comment